Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam

Link bài viết: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/3506
a) Làm rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với môi trường sinh thái và sự tác động của nó đối với nền kinh tế quốc gia; b) Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay (2014); c) Nghiên cứu thực trạng và các quy định của pháp luật hình sự hiện nay về bảo vệ tài nguyên rừng trong Bộ luật hình sự Việt Nam trên cơ sở làm rõ những dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng qui định tại các Điều 175, 176, 189, 190, 240 Bộ luật hình sự. d) Làm rõ nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng ngày càng diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu, tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia; đ) Đề xuất và luận chứng giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên rừng qui định trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay, cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự. Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, đồng thời cung cấp cho các cán bộ làm công tác thực tiễn ở địa phương cơ sở lý luận và những kinh nghiệm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng, góp phần nâng hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay.

Nhận xét